Mặc dù đã sử dụng sơn chống thấm nhưng nhiều căn nhà vẫn gặp phải tình trạng ẩm thấp, xuất hiện rêu mốc,... gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, mất mỹ quan nghiêm trọng. Lý do vì sao? Có thể là do bạn đã mắc phải một trong những sai lầm khi sử dụng sơn chống thấm dưới đây.
Sai quy trình thi công sơn chống thấm
Đây là lỗi thường gặp nhất khi thực hiện thi công sơn chống thấm cho công trình. Khi thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật thì sơn chống thấm mới có thể phát huy hết tác dụng. Quy trình thi công sơn chống thấm cần đảm bảo được các tiêu chí sau:
-
Xử lý kỹ bề mặt trước khi sơn: loại bỏ rêu mốc, sơn thừa, làm sạch và vệ sinh bề mặt tường, khô ráo, nhẵn mịn, xử lý hoàn toàn các vết nứt hay lồi lõm,...
-
Quy trình sơn: Sơn đúng trình tự 1 lớp sơn lót - 2 lớp sơn chống thấm - 2 lớp sơn phủ. Chờ khô 6-8 tiếng để hoàn thiện quy trình chống thấm hiệu quả nhất.
Pha trộn hợp chất chống thấm sai kỹ thuật
Bên cạnh quy trình thi công thì tỷ lệ pha trộn vật liệu chống thấm cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng chống thấm của bề mặt tường.
Nếu sử dụng các chất chống thấm kèm sơn phủ thì cần trộn đúng theo tỷ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn.
Đảm bảo sơn chống thấm khô ráo
Khi bề mặt chưa đạt đến độ khô lý tưởng mà đã tiến hành sơn chống thấm trong nhà thì dễ gặp phải tình trạng bong tróc lớp sơn tường, gây ra hiện tượng thấm ẩm. Lưu ý một số điều kiện để đảm bảo sơn chống thấm khô ráo:
-
Thi công trong môi trường khô ráo, thoáng, độ ẩm thấp
-
Thi công sau 6-8 giờ so với lớp sơn trước
-
Trong 7 ngày, không tác động lên bề mặt sơn để sơn khô hoàn toàn và chắc chắn không tạo các vết nứt.
Thấm tường do nước từ các khu vực khác thấm xuống
Những khu vực như nhà vệ sinh, ban công,... thường có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước. Nếu không thực hiện các bước chống thấm cẩn thận thì về lâu về dài sẽ dẫn đến hiện tượng như thấm trần nhà, ẩm sản nhà, thấm sang các khu vực tường lân cận, ảnh hưởng tới kết cấu của công trình và chắc chắn sẽ rất tốn kém công sức, thời gian và tiền bạc để sửa chữa, khắc phục. Chính vì vậy, những khu vực này cũng cần được chống thấm kỹ ngay từ giai đoạn thi công.
Đã sử dụng sơn chống thâm nhưng tường vẫn bị ẩm do hút hơi nước từ chân tường
Các vị trí chân tường , nền nhà thường xảy ra hiện tượng thấm nước và nấm mốc, nhất là ở các khu vực nhà tắm, nhà bếp. Vậy nên nếu bỏ qua quy trình chống thấm cho tường ngay từ đầu, đến khi phát hiện tình trạng đã nghiêm trọng thì rất tốn kém chi phí để khắc phục, sửa chữa.
Chọn sai loại sơn chống thấm
Nhiều gia chủ chọn nhầm loại sơn chống thấm hoặc mua nhầm các loại sơn kém chất lượng dẫn tới tình trạng thấm nước, ẩm tường. Bởi vì mỗi khu vực lại có tính chất và kết cấu khác nhau nên các loại sơn chống thấm cũng có hiệu quả khác nhau.
Hãy xác định đúng loại sơn mình cần và mua đủ số lượng cho khu vực cần sơn chống thấm. Tốt hơn hết nên sử dụng các dòng sơn chống thấm đa năng, phù hợp với nhiều khu vực, bảo vệ hiệu quả căn nhà của bạn.
Bản chất nguyên vật liệu chống thấm trong nhà
Cuối cùng, nếu đã sử dụng sơn chống thấm mà vẫn xảy ra hiện tượng thấm tường thì có thể là do bản chất của nguyên vật liệu chống thấm trong nhà. Ví dụ như chưa trát xi măng hoặc trát không đủ khối lượng. Các loại sơn chống thấm đa năng có thể phát huy tối đa công dụng là nhờ có gốc xi măng và gốc nhựa Acrylic Styren. Gốc nhựa này chỉ có độ bền 3-5 năm nên sau một khoảng thời gian sử dụng, gia chủ cần thực hiện sơn chống thấm lại toàn bộ công trình để có thể bảo vệ và giữ gìn vẻ thẩm mỹ cho công trình một cách tốt nhất.
Mua sơn chống thấm đa năng ở đâu uy tín, chất lượng?
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều địa chỉ cung cấp sơn chống thấm đa năng với chất lượng và mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ uy tín, cung cấp hàng chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp,... để có thể tối ưu hiệu quả khi thi công sơn cho công trình, đảm bảo chất lượng về lâu về dài. Tham khảo và nhận thêm tư vấn tại Mydeli với các dòng sơn chống thấm đa năng tốt nhất!